Tổng quan chung Phòng thủ Pháp (cờ vua)

abcdefgh
8
8
77
66
55
44
33
22
11
abcdefgh
Cấu trúc Tốt điển hình

Hình bên (trái) cho thấy cấu trúc Tốt điển hình nhất của phòng thủ Pháp. Đen có nhiều không gian hơn bên cánh Hậu, nên họ có xu hướng tập trung bên cánh đó, gần như luôn chơi...c7-c5 vào một thời điểm nào đó để tấn công dãy xích Tốt Trắng quan trọng, và tiếp theo có thể là tiến các Tốt a và b.

Trung tâm của Trắng là yếu tố làm nên sự tù túng trong thế trận của Đen, nên họ sẽ tấn công vào trung tâm cùng lúc hay bằng nhiều đợt khác nhau. Nước đi phổ biến...c7-c5 thường là không đủ để đạt được mục tiêu đó, nên Đen sẽ thường chơi thêm...f7-f6. Nếu Trắng hỗ trợ Tốt e5 bằng cách chơi f2-f4, Đen sẽ có hai ý tưởng phổ biến. Thứ nhất họ có thể tấn công trực tiếp Tốt f4 bằng...g7-g5. Tốt ở g5 đồng thời có thể đe dọa tiến lên g4 để đuổi Mã đi khỏi ô f3, tăng cường cho Đen khả năng chống lại trung tâm của đối phương. Ý tưởng thứ hai là chơi...fxe5, và nếu Trắng ăn lại Tốt bằng fxe5, Đen sẽ có cột mở f cho Xe. Tiếp theo, khi mà Trắng thường sẽ có Mã ở f3 bảo vệ cho Tốt e4 của họ, Đen có thể đổi quân hi sinh (đổi quân mạnh lấy quân yếu) với...Xxf3 để phá hoại trung tâm và tấn công Vua Trắng. Ở phía bên kia, nếu Trắng chơi dxe5, thì đường chéo a7-g1 sẽ mở, khiến cho mong muốn nhập thành ngắn của Trắng sẽ giảm đi.

abcdefgh
8
8
77
66
55
44
33
22
11
abcdefgh
Thế cờ sau các nước 1.e4 e6 2.d4 d5 3.Mc3 Mf6 4.Tg5 Te7 5.e5 Mfd7 6.Txe7 Hxe7 7.f4 0-0 8.Mf3 c5 9.Td3

Trắng thường sẽ cố gắng khai thác lợi thế không gian bên cánh Vua, nơi mà họ thường chơi cho một đòn tấn công chiếu mat (chiếu hết) kết liễu đối thủ. Ví dụ như, Trắng sẽ cố gắng thực hiện điều này trong phương án tấn công Alekhine–Chatard. Một ví dụ khác tiếp sau diễn biến chính của Phòng thủ Pháp cổ điển: 1.e4 e6 2.d4 d5 3.Mc3 Mf6 4.Tg5 Te7 5.e5 Mfd7 6.Txe7 Hxe7 7.f4 0-0 8.Mf3 c5 9.Td3 (hình bên phải). Tượng ô trắng của Trắng đang nhắm vào ô yếu điểm h7, ô mà thường được bảo vệ bởi Mã ở f6 nhưng đây Tốt e5 đã kiểm soát ô f6 không cho Mã đứng tại vị trí đó. Cách thức điển hình để cho Trắng tiếp tục tấn công là 9...cxd4 10.Txh7+ Vxh7 11.Mg5+, đến đây Đen buộc phải bỏ Hậu để tránh bị mat, tiếp tục với 11...Hxg5 12.fxg5 dxc3. So sánh lực lượng lúc này Đen có ba quân nhẹ (hai Mã, một Tượng) đổi cho Hậu, tương đương với việc có một ưu thế vật chất nhỏ, nhưng Vua của họ đang không an toàn và Trắng có những cơ hội tấn công tốt.

Ngoài việc tấn công bằng quân (không bao gồm Tốt), Trắng có thể tiến Tốt cánh Vua, thường liên quan đến các nước f2-f4, g2-g4 và tiếp theo f4-f5, tận dụng không gian tự nhiên của mình để tiến Tốt. Tốt Trắng ở f5 có thể sẽ rất mạnh khi nó đe dọa ăn Tốt e6 hoặc tiến đến f6. Đôi khi tiến Tốt h lên h5 hay h6 cũng hiệu quả. Một ý tưởng hiện đại cho Trắng để chiếm không gian bên cánh Hậu là chơi a2–a3 và b2–b4; nếu thực hiện thành công, điều này sẽ càng làm không gian của Đen thêm chật hẹp.

Tarrasch – Teichmann, 1912
abcdefgh
8
8
77
66
55
44
33
22
11
abcdefgh
Thế cờ sau nước 15...Mxc5

Một trong những hạn chế của Đen trong Phòng thủ Pháp là quân Tượng bên cánh Hậu của họ, nó bị phong tỏa bởi Tốt ở e6. Nếu Đen không giải phóng quân Tượng này, đồng nghĩa với việc thay vào đó họ tìm cách phá vỡ cấu trúc Tốt đối phương với...c5 hay...f6, nó sẽ bị động suốt ván đấu. Một ví dụ thường được trích dẫn về yếu điểm tiềm tàng của quân Tượng này là ván S. Tarrasch - R. Teichmann, diễn ra tại San Sebastián năm 1912, hình trái, thế trận đạt được sau 15 nước đi của khai cuộc Phòng thủ Pháp cổ điển.

Tình thế của Đen ở đây là rất bị động, Tượng ô trắng của họ đang bị bó bọc bởi các Tốt a6, b5, d5, e6 và f7. Trắng có lẽ sẽ cố gắng tìm cách đổi Mã, quân cơ động duy nhất của Đen. Mặc dù Đen có khả năng nắm lấy được một ván hòa, nhưng sẽ không dễ và trừ khi Trắng mắc sai lầm, còn không Đen sẽ ít có cơ hội phản công. Đó là lý do tại sao trong vòng nhiều năm, diễn biến cổ điển đã không còn được ưa dùng, và nước 3...Tb4 bắt đầu xuất hiện thường xuyên hơn sau thế chiến thứ nhất, nhờ vào những nỗ lực của Nimzowitsch và Botvinnik. Trong ván Tarrasch–Teichmann, kết quả là Trắng thắng sau 41 nước. Để tránh kết cục này, Đen thường ưu tiên tìm cách làm cho Tượng trở nên hữu dụng hơn từ giai đoạn đầu ván đấu. Họ có thể chơi...Td7-a4 để tấn công Tốt c2, cách chơi này xuất hiện trong rất nhiều diễn biến của phương án Winawer. Nếu Tốt f của Đen đã di chuyển lên f6, thì sau đó họ cũng có thể cân nhắc di chuyển Tượng đến g6 hoặc h5 thông qua d7 và e8. Và nếu Tượng ô trắng của Trắng nằm trên đường chéo f1-a6, Đen có thể cố gắng tìm cách đổi Tượng với...b6 và...Ta6, hoặc...Hb6 và tiếp theo là...Td7-Tb5.

Một vấn đề chung trong phương án tiến Tốt là Trắng sẽ muốn đặt Tượng ô trắng của họ vào ô d3, nhằm tối đa hóa hiệu năng của quân Tượng này. Tuy nhiên họ không thể chơi nước đó ngay lập tức sau nước (4.c3 Mc6 5.Mf3) 5...Hb6 nếu như không muốn mất Tốt d4. Đen cũng không thể ăn hơn Tốt ngay vì 6.Td3 cxd4 7.cxd4 Mxd4? 8.Mxd4 Hxd4?? 9.Tb5+ và họ sẽ mất Hậu bởi đòn tấn công mở kèm nước chiếu. Do đó, lý thuyết khuyên Đen nên chơi 7...Td7 để phòng ngừa diễn biến trên. Dù sao Trắng cũng thường thí Tốt d4 với việc tiếp tục: 8.0-0 Mxd4 9.Mxd4 Hxd4 10.Mc3. Đây là Gambit Milner-Barry, đặt theo tên của Sir Stuart Milner-Barry, được xem là gần như hợp lý theo lý thuyết cờ vua hiện đại.

Vấn đề khác là việc Trắng muốn mở rộng không gian bên cánh Vua và tấn công Vua Đen; bằng cách như đuổi Mã Đen nếu nó ở f5 với g4 hoặc là h4-h5 nếu Mã ở g6. Vì trung tâm đã bị khóa (không thể chuyển lực lượng từ cánh Hậu sang), những pha tấn công chiếu mat bằng cách hy sinh quân là thường có thể xảy ra. Đòn thí Tượng cổ điển (rất quen thuộc - Td3xh7) sẽ được xem xét ở từng nước đi. Tuy nhiên, Đen thường chào đón một cuộc tấn công bằng những chiến thuật điều động và phòng thủ chắc chắn mà nếu thành công họ sẽ có lợi thế vật chất trong tàn cuộc. Viktor Korchnoi, cùng với Botvinnik là những kỳ thủ mạnh nhất ủng hộ Phòng thủ Pháp, nói về việc làm thế nào để cám dỗ đối phương tấn công mình, cho đến khi buộc anh ta phải thí quân và sau đó chặn đứng lực lượng của anh ta lại, ưu thế vật chất có được dẫn đến thành quả là một chiến thắng dễ dàng trong tàn cuộc.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phòng thủ Pháp (cờ vua) http://www.365chess.com/opening.php?m=4&n=209&ms=e... http://brooklyn64.com/2010/the-anatomy-of-the-fren... http://www.chessbase.com/shop/product.asp?pid=255 http://www.chessgames.com/perl/chessgame?gid=10824... http://www.chessgames.com/perl/chessgame?gid=10943... http://www.chessgames.com/perl/chessgame?gid=11244... http://www.chessgames.com/perl/chessgame?gid=12966... http://chesstempo.com/gamedb/opening/688 http://books.google.com/books?id=jDACAAAAYAAJ&pg=P...